Thứ Năm, 13 tháng 8, 2015

Quy định về thời hạn của bản sao y.

“Thời hạn của bản sao y là bao lâu và được quy định tại văn bản nào?”

- Khoản 1 và 2 Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP  quy định:

Khoản 1 và 2 Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP  quy định:
“1. Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.

- Hiện nay, pháp luật không có bất kỳ quy định về việc hạn chế thời hạn sử dụng của bản sao đã được chứng thực hay được cấp từ sổ gốc.
Như vậy, có thể hiểu thời hạn của bản sao y là vô thời hạn.

Xét dưới góc độ thực tiễn, nên chia bản sao được chứng thực thành 02 loại sau:
- Bản sao “vô hạn”: Là bản sao được chứng thực từ các loại giấy tờ có giá trị vô hạn (bảng điểm, bằng cử nhân, kỹ sư…) thì bản sao có giá trị pháp lý vô hạn.
- Bản sao “hữu hạn”: Là bản sao được chứng thực từ các loại giấy tờ có xác định thời hạn (chứng minh nhân dân…) thì bản sao chỉ có giá trị trong thời hạn bản gốc còn giá trị.

Sưu tầm!

Lâu ngày không có bào viết nào. Nay thấy có bài về các bước nên làm khi bị cảnh sát giao thông (CSGT) dừng xe kiểm tra, đăng lại lên đây để ghi nhớ và có ai được được cũng có thêm chút kinh nghiệm khi gặp CSGT.

(Hình ảnh đẹp, chỉ mang tính chất minh họa)

Hãy làm theo các bước sau đây khi bị CSGT dừng xe kiểm tra

1. Dừng xe đúng luật & Thật sự bình tĩnh.

2. Chuẩn bị: Bật ghi âm, ghi hình (nếu có), ngồi nguyên tại vị trí lái, hạ kính xuống (với xe ô tô) chờ CSGT đến. Quan sát kỹ xem CSGT đó là thật hay giả? CSGT đó có biển tên hoặc thẻ xanh không (vì chỉ CSGT đeo thẻ xanh mới được quyền thực hiện điều lệnh dừng phương tiện đang lưu thông - theo Thông tư số 45/2012/TT-BCA, còn CSGT không có thẻ hoặc CSGT khác chỉ được làm công việc hỗ trợ);

- Nếu phát hiện CSGT không có biển tên thì dứt khoát không làm việc vì đây có thể là CSGT giả hoặc CSGT không đủ điều kiện đi làm việc; hoặc CSGT có biển tên nhưng không có thẻ xanh thì đây là CSGT không đủ điều kiện thực hiện nhiệm vụ tuần tra kiểm soát giao thông.- Quan sát khu vực xung quanh, nếu phát hiện chỉ có 01 CSGT (gọi là bồ câu đi lạc) thì đây là CSGT đi ăn mảnh phi pháp (Theo thông tư số 65/2012/TT-BCA tổ CSGT tối thiểu 2 người).

Gặp 02 trường hợp trên thì dứt khoát không xuống xe mà hãy gọi cho CS 113 hoặc ĐDN Cục CSGT ĐB-ĐS để phản ánh:

+ Hà Nội: 069.42608 - 04.39423011+ Đại diện phía Nam: 069.36233

- Nếu phát hiện CSGT giả, đề phòng bị cướp, chúng ta hãy hô lớn kêu cứu những người xung quanh hoặc chuẩn bị phương án phòng vệ hợp lý.

3. Chào hỏi: Sau khi đã thực hiện xong bước (2), xác định CSGT đó đủ điều kiện làm việc và được CSGT mời xuống làm việc. Vẫn bật đèn dừng khẩn cấp, tháo dây an toàn (với ô tô), rút chìa khó đút túi (đề phòng bị cướp), chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết (vẫn để nguyên trong túi – cũng đề phòng trường hợp bị cướp) mở cửa bước xuống (với ô tô), khóa xe cần thận. Chờ CSGT chào mình theo đúng điều lệnh, mình cũng sẽ chào lại CSGT. Lời chào đầu tiên chúng ta hãy chào rõ cấp bậc, họ tên đầy đủ (nếu cần thêm cả số hiệu) của CSGT đó nữa, VD như "chào Trung sỹ Ngu Văn Ă", "chào Đại úy Ngu Văn Đ", "chào Trung tá Ngu Văn Xơi"... Điều này thể hiện hiểu biết của chúng ta và đặc biệt tạo ra sự uy quyền giữa "ông chủ" và "đầy tớ", nhắc choCSGT nhớ ra ai là "ông chủ", ai là "đầy tớ". Khi đó áp lực của "ông chủ" sẽ đè nặng lên "đầy tớ", CSGT sẽ giảm sự hống hách, bố láo...Trong quá trình tranh luận với CSGT, chúng ta chú ý dùng đại từ nhân xưng cho phù hợp, bình tính, dõng dạc chứ đừng có xoắn lên. VD: với CSGT kém tuổi hơn dùng tôi - chú, anh/ chị - chú, anh/ chị - em hoặc tôi – anh…; với CSGT tầm ngang tuổi hoặc hơn tuổi dùng tôi - anh; với CSGT nhiều tuổi, vui vẻ, tình cảm thì dùng em - anh, cháu - chú....

Nếu CSGT chưa chào đúng điều lệnh, hãy yêu cầu CSGT chào lại khi nào đúng mới làm việc!

Chúng ta hãy nhớ rằng luôn ghi âm, ghi hình đầy đủ để làm bằng chứng tố cáo, khiếu nại khi CSGT làm sai hoặc làm bằng chứng bảo vệ mình khi bị CSGT vu khống. Nếu phát hiện CSGT có mùi bia, rượu thì chúng ta kiên quyết không làm việc. Tại Điều 3, TT 65 quy định về yêu cầu, tiêu chuẩn của cán bộ làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ sau:

a. Nắm vững và thực hiện đúng các quy định của pháp luật về giao thông đường bộ, Thông tư này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

b. Thực hiện đúng, đầy đủ và có trách nhiệm đối với nhiệm vụ được phân công trong quá trình tuần tra, kiểm soát; quy chế dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và Điều lệnh Công an nhân dân.

c. Khi tiếp xúc với nhân dân phải có thái độ kính trọng, lễ phép, tận tụy, đúng mực.4. Phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến việc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền quy định của pháp luật.5. Đã được cấp biển hiệu và Giấy chứng nhận Cảnh sát tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ theo quy định của Bộ Công an

4. Làm việc: Khi CSGT yêu cầu xuất trình giấy tờ thì yêu cầu CSGT thực hiện đúng tác phong, điều lệnh và quy trình về kiểm soát: Thông báo lỗi, hay thông báo lý do dừng xe theo các điều kiện về việc được phép dừng xe để kiểm soát theo TT 65 rồi mới tiến hành kiểm soát, bao gồm cả việc yêu cầu lái xe xuất trình giất tờ để kiểm soát.

Dứt khoát chúng ta không đưa giấy tờ cho CSGT trước khi CSGT thông báo lỗi, chứng minh chúng ta vi phạm. Điều 14, TT 65 quy định về điều kiện CSGT được dừng phương tiện đang lưu thông để kiểm tra, kiểm soát sau:

1. Cán bộ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được dừng phương tiện để kiểm soát trong các trường hợp sau:a) Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ;b) Thực hiện kế hoạch, mệnh lệnh tổng kiểm soát của Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên;c) Thực hiện kế hoạch, phương án công tác của Trưởng phòng Hướng dẫn và Tổ chức tuần tra, kiểm soát giao thông thuộc Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên về việc kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ theo chuyên đề;d) Có văn bản của thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra từ cấp huyện trở lên; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự;đ) Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông.2. Việc dừng phương tiện phải bảo đảm các yêu cầu sau:a) An toàn, đúng quy định của pháp luật;b) Không làm cản trở đến hoạt động giao thông;c) Khi đã dừng phương tiện phải thực hiện việc kiểm soát, nếu phát hiện vi phạm phải xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.

Trường hợp CSGT cố tình yêu cầu chúng ta xuất trình giấy tờ trước khi CSGT thông báo lỗi, khi đó chúng ta kiên quyết không đưa giấy tờ, có thể CSGT sẽ vu khống chúng ta tội “chống người thi hành công vụ”. Vậy chúng ta sẽ làm gì? Chúng ta có thể trả lời: “Anh không được lộng ngôn, vu khống, thế nào là chống người thi hành công vụ? Tôi chỉ yêu cầu anh thực hiện đúng quy định của pháp luật, quy định của ngành…”. Có thể CSGT sẽ dọa dẫm cho xe về đồn… Chúng ta có thể nói: “Nếu anh có thể làm được điều trái quy định của pháp luật, của ngành thì anh cứ làm cho tôi xem, cho mọi người dân xem, cho lãnh đạo của anh xem, cho các cơ quan bảo vệ pháp luật xem…”.

Đã có trường hợp chúng ta đưa giấy tờ cho CSGT trước khi CSGT thông báo lỗi và chúng ta không chấp nhận lỗi này mà CSGT cũng không chứng mình được. Sau một hồi bla bla CSGT bảo không cầm giấy tờ của chúng ta. Vậy chúng ta phải kiên quyết yêu cầu CSGT chứng minh lỗi trước khi chúng ta xuất trình giấy tờ cho CSGT kiểm tra, kiểm soát.

Nếu CSGT nói là kiểm tra hành chính, nghĩa là CSGT thực hiện việc dừng xe trong các trường hợp theo Mục b), c), d), Khoản 1, Điều 14 của TT 65 thì yêu cầu CSGT xuất trình các loại giấy tờ của Thủ trưởng CA cấp huyện trở lên. Sau khi kiểm tra đúng ta mới xuất trình giấy tờ cho CSGT kiểm tra.

Lỗi quá tốc độ tối đa cho phép: Hiện nay CSGT kiểm tra bằng máy kiểm tra tốc độ (súng bắn tốc độ), nếu cần yêu cầu CSGT cho xem hình ảnh. Khi xem hình ảnh chú ý kiểm tra máy kiểm kiểm tra tốc độ còn tem kiểm định có hiệu lực hay không, hình ảnh đó có chứng minh được xe của mình chạy quá tốc độ trong đoạn đường quy định đó hay không...

Các lỗi khác như đè vạch, vượt phải, vượt tại đoạn đường con, vượt đèn đỏ mấy giây, xi-nhan... nếu thực sự không vi phạm (hoặc thích cãi cùn là mình không vi phạm, mặc dù vi phạm thật - không ủng hộ) thì kiên quyết (hoặc già mồm cãi) bảo vệ quan điểm đúng của mình, CSGT cố tình ép chúng ta nhận lỗi thì CSGT phải có bằng chứng xác thực, bằng hình ảnh hoặc bằng cách nào đó - đó là việc của CSGT mà mình phải tâm phục khẩu phục. Điều 3 (Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính), Luật xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 quy định:

đ) Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính;Nếu CSGT đọc lỗi đúng với lỗi chúng ta vi phạm, chúng ta hãy nhận lỗi, xuất trình giấy tờ và chấp thuận việc kiểm soát, xử lý của CSGT theo quy định của pháp luật.

Khi CSGT lập biên bản, trước khi ký chúng ta phải kiểm tra 03 việc và yêu cầu CSGT thực hiện đúng, chính xác:

- Thứ nhất: Mẫu biên bản có đúng mẫu được ban hành đúng luật không (có dấu đỏ, số thứ tự…)

- Thứ hai: Phần ghi lỗi vi phạm, yêu cầu CSGT ghi đúng lỗi vi phạm của mình theo Điều, Khoản, Mục nào trong Luật GTĐB 2008 hay các văn bản hướng dẫn dưới Luật… chứ không phải ghi theo Nghị định 171 đâu nhé! Nghị định số số 171/2013/NĐ-CP quy định về chế tài xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB và đường sắt. Một lần nữa các bạn hãy nhớ nghị định 171 là chế tài xử lý nhé!- Thứ ba: Để CSGT ký xong, chúng ta xem kỹ lại lần nữa rồi mới ký vào BB.

Chúng ta hãy nhớ rằng, nguyên tắc làm việc của CSGT là mọi hành động và lời nói phải có căn cứ. Khi làm việc với CSGT hãy bình tĩnh nói nhẹ nhàng, mềm mỏng nhưng dứt khoát, lần lượt người nói, người nghe để đối đáp với CSGT như thế sẽ hiệu quả hơn. Nếu mình vô tình, không cố ý vi phạm những lỗi nhẹ, CSGT có thể chỉ nhắc nhở mà không xử lý hành chính.

Nguồn: Internet.

Thứ Năm, 29 tháng 1, 2015

Hồ Nong Fa (Nongphatom Lake), Lào.

Hồ Nong Fa hồ hoặc Nongphatom Lake (có nghĩa là màu xanh hồ) là một hồ nham thạch núi lửa ở vùng núi của huyện Sanxay, tỉnh Attapeu, Đông-Nam Lào, nằm trong Khu Bảo tồn Sinh học Quốc gia Dong Ampham, cách biên giới Việt Nam khoảng 12 km. Ở độ cao 1.154 mét, độ sâu lớn nhất của hồ được báo cáo là 78 mét, mặc dù người dân địa phương đã tuyên bố rằng không rõ độ sâu của hồ, đã có nỗ lực để đánh giá độ sâu với cọc tre nhưng không xác định được. “Lonely Planet” mô tả nó như là "ma thuật", một "hồ núi lửa đẹp, tương tự Yeak Lorn tại tỉnh Ratanakiri của Campuchia, nhưng lớn hơn, đã được sử dụng bởi Việt Nam như một trạm nghỉ chân và điều trị cho những binh sĩ bị thương trên đường Hồ Chí Minh." Hồ được xem như huyền thoại, và người Lào tránh tắm trong hồ này bởi vì họ tin rằng nó là nơi sinh sống của một con rắn lợn khổng lồ, nó sẽ ăn tươi nuốt sống người tắm trong đó.

Một số hình ảnh được chụp ngày 27/01/2015.

image

image

image

image

image

image

Cài đặt Yahoo Mail trong Outlook 2007

  1. Nhấp Công cụ | Thiết lập tài khoản.
  2. Nhấp vào thẻ E-mail.
  3. Nhấp Mới. Mục này ngay bên dưới nhãn thẻ.
  4. Nhấp Microsoft Exchange, POP3, IMAP hoặc HTTP.
  5. Nhấp OK.
  6. Nhấp Cấu h́nh thủ công thiết lập máy chủ hoặc kiểu máy chủ bổ sung.
  7. Nhấp Tiếp.
  8. Nhấp Internet E-mail.
  9. Nhấp Tiếp.
  10. Điền các thông tin sau hoặc thực hiện thao tác:

Nhãn

Thông tin

hoặc thao tác

Tên của bạn Tên của bạn hoặc tên biệt danh
Địa chỉ E-mail Địa chỉ Yahoo! của bạn — ví dụ: jo.bloggs@yahoo.com
Máy chủ thư đến pop.mail.yahoo.com
Máy chủ thư đi (SMTP) smtp.mail.yahoo.com
Tên người dùng Phần đầu tiên của địa chỉ email, ví dụ: jo.bloggs@yahoo.com
Mật khẩu Mật khẩu tài khoản email.
Nhớ mật khẩu Chọn không bị yêu cầu mật khẩu.
Yêu cầu đăng nhập bằng Xác thực Mật khẩu Bảo mật(SPA) Đảm bảo thao tác này không có dấu kiểm.

11. Nhấp vào Thiết lập khác
12. Nhấp Máy chủ thư đi.
13. Nhấp Máy chủ thư đi của tôi yêu cầu Xác thực SMTP.
14. Nhấp Nâng cao.
15. Điền các thông tin sau hoặc thực hiện thao tác:

Nhãn

Thông tin

hoặc thao tác

Máy chủ thư đi (SMTP)

465*

 
Sử dụng kiểu kết nối mã hoá sau

SSL

 
Máy chủ Thư đến (POP3)

995

 
Máy chủ này yêu cầu một kết nối mă hóa (SSL)  

Chọn

Sao lưu tin nhắn trên máy chủ  

Chọn **

* Một thiết lập khác bật SSL/TLS và sử dụng 587 làm số cổng Thư đi (SMTP).
Trong cả 2 cách này, bạn phải bật chế độ SSL hoặc TLS cho máy chủ SMTP đi.
** Điều này giúp bạn có thể truy cập email trong Outlook và Yahoo Mail.

16. Nhấp OK.
17. Nhấp Tiếp.
18. Nhấp Hoàn tất.

BacHoNền giáo dục Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám dưới chế độ dân chủ cộng hòa đã phát triển dưới ánh sáng của một mục tiêu cao cả như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vạch ra: “Trường học của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ nhân dân, nhằm mục đích đào tạo những công dân và cán bộ tốt, những người chủ tương lai tốt của nước nhà”.

Bac ho 01Mục tiêu ấy bao hàm ý nghĩa: Cần xây dựng tư tưởng: dạy và học để phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân (không phải học để làm quan hay làm giàu cho cá nhân). Thầy giáo và học trò, tùy hoàn cảnh và khả năng, cần tham gia những công tác xã hội, ích nước lợi dân.

Trong thư gửi giáo viên, học sinh, cán bộ thanh niên và nhi đồng ngày 31/10/1955, sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Bác đề ra nhiệm vụ cho ngành giáo dục: “Mỗi một cấp giáo dục cần nhận rõ nhiệm vụ của mình trong lúc này:

Đại học thì cần kết hợp lý luận khoa học với thực hành, ra sức học tập lý luận và khoa học tiên tiến của các nước bạn, kết hợp với thực tiễn của nước ta, để thiết thực giúp ích cho công cuộc xây dựng nước nhà.

Trung học thì cần đảm bảo cho học trò những tri thức phổ thông chắc chắn, thiết thực, thích hợp với nhu cầu và tiền đồ xây dựng nước nhà, bỏ những phần nào không cần thiết cho đời sống thực tế.

Tiểu học thì cần giáo dục các cháu thiếu nhi yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, trọng của công. Cách dạy phải nhẹ nhàng và vui vẻ, chớ gò ép thiếu nhi vào khuôn khổ của người lớn. Phải đặc biệt chú ý giữ gìn sức khỏe cho các cháu.

Tôi cũng mong các gia đình hãy liên lạc chặt chẽ với nhà trường, giúp nhà trường giáo dục và khuyến khích con em chăm chỉ học tập, sinh hoạt lành mạnh và hăng hái giúp ích nhân dân”.

Đến với Đại hội Sinh viên Việt Nam lần thứ hai ngày 7/5/1958, Bác nói: Đối với thanh niên trí thức như các cháu ở đây thì cần đặt lại câu hỏi: Học để làm gì? Học để phục vụ ai? Đó là hai câu hỏi cần phải trả lời dứt khoát, thì mới có phương hướng để sửa chữa khuyết điểm của mình”.

Bác dạy học sinh, sinh viên phải có 6 cái yêu:

Yêu Tổ quốc: yêu như thế nào? Yêu là phải làm sao cho Tổ quốc ta giàu, mạnh. Muốn cho Tổ quốc giàu mạnh thì phải ra sức lao động (chân tay và trí óc), ra sức tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm.

Yêu nhân dân: Mình phải hiểu rõ sinh hoạt của nhân dân, biết nhân dân còn cực khổ như thế nào, chia sẻ những lo lắng, vui buồn, những việc làm nặng nhọc với nhân dân.

Yêu chủ nghĩa xã hội: Yêu Tổ quốc, yêu nhân dân phải gắn liền với yêu chủ nghĩa xã hội, vì có tiến lên chủ nghĩa xã hội thì nhân dân mình mới mỗi ngày một no ấm thêm, Tổ quốc mỗi ngày một giàu mạnh thêm.

Yêu lao động: muốn thật thà yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu chủ nghĩa xã hội, thì phải yêu lao động, vì không có lao động thì chỉ là nói suông.

Yêu khoa học và kỹ thuật, bởi vì tiến lên chủ nghĩa xã hội thì phải có khoa học và kỹ thuật.

Bác nêu rõ: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.

“Thời đại chúng ta là thời đại của khoa học phát triển rất mạnh, thời đại anh hùng, mỗi người lao động tốt đều có thể trở nên anh hùng (không phải là anh hùng cá nhân). Vậy mong các cháu cũng làm người thanh niên anh hùng trong thời đại anh hùng”.

Cũng năm 1958, ngày 13/9, mở đầu một năm học mới, Bác đã nhấn mạnh về nhiệm vụ các nhà trường: “Vì lợi ích 10 năm thì phải trồng cây. Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người. Chúng ta phải đào tạo ra những công dân tốt và cán bộ tốt cho nước nhà. Nhân dân, Đảng, Chính phủ giao các nhiệm vụ đào tạo thế hệ tương lại cho các cô, các chú. Đó là một trách nhiệm nặng nề nhưng rất vẻ vang”.

Đáp lòng mong mỏi của Bác, giai đoạn ấy chúng ta đã có những bậc thầy mẫu mực về trí tuệ và đạo đức được vinh danh và kính trọng ở các trường trong và ngoài nước, như Giáo sư Hoàng Tụy, Giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn, Giáo sư Nguyễn Thúc Hào, Giáo sư Đỗ Tất Lợi, Giáo sư Nguyễn Tài Thu và nhiều giáo sư khác…, đến nay vẫn là những tấm gương sáng cho các thế hệ thày giáo trẻ noi theo.

Đối với sự nghiệp giáo dục đào tạo, Bác không chỉ quan tâm đến những vấn đề lớn như mục đích, mục tiêu, phương châm, tính chất của giáo dục, mà còn để ý đến cả những vấn đề phương pháp cụ thể.

Trong bài nói tại Hội nghị Tổng kết phong trào thi đua Dạy tốt, Học tốt của ngành Giáo dục phổ thông và sư phạm tháng 8/1963, Bác căn dặn: Về học tập và giảng dạy, phải thực hiện tốt phương châm giáo dục kết hợp với lao động sản xuất. Về lao động, cần chú ý tổ chức cho thích hợp với lứa tuổi và sức khỏe của học sinh.

Về giảng dạy, tránh lối dạy nhồi sọ. Chương trình dạy học hiện nay còn có chỗ quá nhiều, quá nặng. Về học tập, tránh lối học như vẹt. Ngoài ra, cần chú ý tránh nói tiếng nước ngoài quá nhiều, những tiếng ta có thì không nên dùng tiếng nước ngoài. Bài dạy phải chuẩn bị cho tốt và cần chọn lọc những bài thích hợp với tuổi của học sinh. Trường học phải liên hệ chặt chẽ với gia đình, với xã hội.

Bac ho 02Với một nền giáo dục có định hướng cách mạng, có mục tiêu được xác định rõ ràng, được tổ chức hợp lý theo những nguyên tắc khoa học tiên tiến và thích hợp với điều kiện và hoàn cảnh nước ta, nền giáo dục Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám được xây dựng trên những phương châm dân tộc- khoa học- đại chúng, đã từ bỏ được những tật xấu của lối giáo dục ngu dân chỉ phục vụ lợi ích của giai cấp thống trị, xây dựng được một nền giáo dục nhân dân.

Nền giáo dục theo ánh sáng của tư tưởng Hồ Chí Minh sau Cách mạng Tháng Tám để lại cho chúng ta nhiều bài học lớn.

Thứ nhất, giáo dục cũng như mọi công cuộc khác, cần phải xác định rõ mục đích, mục tiêu. Riêng giáo dục phổ thông cần để cao mục tiêu giáo dục làm người: người công dân tốt, người lao động tốt, người cán bộ tốt, có ý thức giác ngộ chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa xã hội nhân văn, có tinh thần dân tộc, sẵn sàng tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Thứ hai, việc xây dựng mô hình nhà trường các cấp, việc thiết kế chương trình, viết sách giáo khoa, ấn định nội dung, phương pháp dạy và học phải đáp ứng được mục đích, mục tiêu chung đã định. Từ bỏ lối dạy tham lam nhồi sọ, lý thuyết suông, khắc phục lối học vẹt, học không kết hợp với hành, học chỉ để đạt những tiêu chí thi cử hình thức.

Thứ ba, muốn phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển đất nước cũng như sự phát triển mỗi con người, thì bất cứ nền giáo dục nào cũng phải bám sát thời đại và những hoàn cảnh, điều kiện, nhu cầu riêng của đất nước để phát triển cho đúng hướng và có hiệu quả.

Thứ tư, trong tình hình hiện nay của thế giới và nước nhà, thì một cuộc cải cách giáo dục ở Việt Nam đang là một yêu cầu cấp thiết.

Trong thư nhân dịp khai giảng năm học mới 2011 – 2012, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã rất có lý khi đề ra nhiệm vụ cho ngành giáo dục cần “đối mới căn bản và toàn diện”.

Ngày 2/9/2011, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi dự lễ khai giảng năm học mới tại trường Quốc học Huế yêu cầu phát triển giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá và hội nhập quốc tế; tập trung đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học, nâng cao chất lượng giáo dục…

Thứ năm, các trường sư phạm, nhất là sư phạm đại học chính là “máy cái” để khởi động sự nghiệp cải cách.

Hiện nay, mỗi năm, ngành sư phạm cho ra lò hàng ngàn giáo sinh. Tuy nhiên, đội ngũ này vẫn còn nhiều hạn chế trước đòi hỏi ngày càng mạnh mẽ của sự phát triển đất nước.

Theo chương trình “Phát triển ngành sư phạm và các trường sư phạm từ năm 2011-2020”, Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra mục tiêu đến năm 2015, 100% giảng viên trường đại học sư phạm đạt trình độ thạc sỹ trở lên, trong đó ít nhất 25% đạt trình độ tiến sỹ và phấn đấu năm 2020, ít nhất 50% giảng viên các trường đại học sư phạm đạt trình độ tiến sỹ.

Để đáp ứng mục tiêu này, cần sự nỗ lực rất lớn của ngành giáo dục, sự hỗ trợ, chung sức của toàn xã hội, của các bộ, ngành để có thể thực hiện được nhanh chóng công cuộc “đổi mới căn bản và toàn diện” giáo dục.

Theo Báo Giáo dục!

Sau đây là Quy chế nâng bậc lương trước thời hạn đối với công chức, viên chức của Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam. Quy chế được ban hành theo Quyết định Số 1244/QĐ-VKHTLVN ngày 30/10/2013 của Giám đốc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam.

Trung tâm Quy hoạch và quản lý khai thác công trình Thủy điện đã ban hành mục tiêu chất lượng và kế hoạch chất lượng năm 2013, nội dung chi tiết như sau:

Hướng dẫn đăng bài

Để gửi bài vào đây mời bạn soạn 1 email và gửi vào địa chỉ:ttquyhoach.vietbai@blogger.com
Tiều đề/nội dung email sẽ là tiêu đề/nội dung bài viết !